Dịch vụ phun thuốc muỗi tại Thăng Bình /0974808584

Trước tình hình dịch COVID-19 đang nghiêm trọng như hiện nay, nước ta lại bước vào mùa mưa bão nên dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh việc tập trung chống dịch COVID-19 thì người dân tuyệt đối không được chủ quan với các dịch bệnh khác, đặc biệt là sốt xuất huyết. Vì vậy: để đáp ứng được như cầu khách hàng, Dịch vụ Diệt Mối Quảng Nam thuộc Công ty Phòng chống côn trùng Quảng Nam chuyên cung cấp: dịch vụ diệt mối, diệt muỗi, diệt ruồi, diệt kiến, diệt gián, diệt chuột tại khu vực thực hiện Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành, Hội An, Tiên Phước, Đại Lộc, Phú Ninh, Nông Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên, Nam Giang, Đông Giang nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

DỊCH VỤ PHUN THUỐC MUÔI TẠI THĂNG BÌNH chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu dù là khó khăn nhất của các quí khách hàng, Với đội ngũ chuyên nghiệp cộng với kinh nghiệm lâu năm, thì tất cả những “vị khách không mời mà đến” trong ngôi nhà của bạn như: MỐI, MUỖI, KIẾN, GIÁN, RUỒI, CHUỘT,…đều sẽ phải “Ngã mũ ra về”

Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi, phòng dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ “dịch chồng dịch” ?

Chỉ cần bạn gọi chúng tôi 0974 808584 – 0948 808584 hoặc để lại SĐT bên dưới chúng sẽ luôn có mặt 24/7 và phục vụ bạn một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó Thực hiện nghiêm túc 5K, tiêm vaccine đầy đủ 2 mũi ngay khi có thể; Có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng kết hợp thể dục vừa sức phù hợp mùa dịch để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cần thận trọng và bình tĩnh khi có bị ho, sốt… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, tuyệt đối không tự ý uống thuốc hạ sốt và chữa bệnh tại nhà.

Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi tại Thăng Bình.

Biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm lẫn sốt xuất huyết và COVID-19

COVID-19 và sốt xuất huyết đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus. Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, chủ yếu lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, tiếp xúc gần… Còn sốt xuất huyết do 1 trong 4 chủng virus dengue gây ra, chủ yếu lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi loài Aedes bị nhiễm bệnh.

Cả hai bệnh đều có những triệu chứng ban đầu giống nhau như:

– Đau nhức xương khớp

– Sốt

-Ớn lạnh

– Đau đầu…

Tuy nhiên sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện: Da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Ngoài ra còn có dấu hiệu đau bụng hoặc nôn nhiều, có biểu hiện ứ dịch, xuất huyết niêm mạc như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Còn đối với bệnh COVID-19 ngoài việc nguy cơ đi từ vùng dịch và tiếp xúc với F0 sẽ có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, đau họng, khó thở… nặng có thể dẫn đến thiếu oxy, suy hô hấp…

Các đối tượng nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm: Tuổi (đặc biệt ở trẻ nhỏ); Nhiễm sốt xuất huyết lần 2; Ở vùng dịch sốt xuất huyết; Bị các bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường, hen…;

Còn nguy cơ gây bệnh nặng với COVID-19 bao gồm: Người lớn tuổi, mắc các bệnh nền: tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính đang chạy thận hoặc suy giảm miễn dịch, béo phì…..

Trong khi dịch COVID đang diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều người bị sốt xuất huyết có thể sẽ chủ quan chỉ nghĩ đến COVID mà bỏ qua việc thăm khám xét nghiệm đẫn đến tình trạng có thể điều trị sai hoặc muộn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của người dân hiện nay trước nguy cơ “dịch chồng dịch”: COVID-19 và sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.

Trước tình hình đó, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra còn chưa kể đến tình huống có thể bệnh nhân mắc cả hai bệnh thì bệnh cảnh lâm sàng sẽ nặng nề và phức tạp hơn.

Phòng bệnh sốt xuất huyết thế nào?

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như COVID-19 mà lây qua vector (vật trung gian). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ vector xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn. Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông;

– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X